Kinh doanh Liêm chính – Giấy phép thông hành tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 

– Nguyên Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc –

Nâng cao năng lực quản trị công ty tốt theo…

Nhằm hỗ trợ nâng cao kiến thức, năng lực cho doanh nghiệp về quản trị công ty tốt hướng tới thực hành kinh doanh liêm chính, phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với UNDP tại Việt Nam tổ chức chương trình đào tạo “Nâng cao năng lực quản trị công ty tốt theo thông lệ quốc tế về phát triển bền vững” tại 4 tỉnh/thành phố gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng trong thời gian từ ngày 14-23/03/2024 tập trung vào 4 chủ để chính gồm ESG trong doanh nghiệp, thẩm định doanh nghiệp, quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ. Chương trình tập huấn được hỗ trợ bởi Chính phủ Anh Quốc, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội. Vào sáng ngày 22/03 vừa qua tại Hà Nội, phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Trong bối cảnh khủng hoảng xẩy ra, các khách hàng, người tiêu dùng và các nhà đầu tư sẽ lựa chọn những doanh nghiệp mà họ hiểu rất rõ về triết lý kinh doanh, các giá trị cốt lõi để ra quyết định đầu tư kinh doanh, mua sắm hàng hóa vì đây vốn chỉ có được khi doanh nghiệp kinh doanh dựa trên giá trị liêm chính và minh bạch. Ông Patrick Haverman – Phó Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đồng quan điểm khi đánh giá chương trình đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ và kiểm soát nội bộ, là một bước để chúng ta tham gia thích ứng biến đổi khí hậu. Trong ESG, ông Patrick Haverman đánh giá cao chữ G (quản trị) rất quan trọng, không chỉ là xây dựng quy tắc ứng xử mà còn là quy tắc đạo đức, liêm chính  Tại chương trình, bà Ruth Turner – Tham tán Chính trị và phát triển, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội bày tỏ sự lạc quan về tương lai phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi tập trung vào liêm chính trong kinh doanh và những cơ hội từ kinh doanh liêm chính mang lại. Hoạt động kinh doanh dựa trên sự phát triển của công nghệ và chuẩn mực ESG góp phần tăng cường năng lực và là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp hướng đến thị trường quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Quý doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu về chi tiết nội dung chương trình, vui lòng tải tài liệu tại đường dẫn dưới đây hoặc tại đây. https://drive.google.com/drive/folders/1Le6B4yKPjiSHao60b2jfDWcsyx0y–Lu’

08.04.2024
39 Lượt xem
Mời nộp đề xuất kỹ thuật và tài chính cung…

Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII do VCCI khới xướng là một hợp phần thuộc Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường kinh doanh công bằng ở ASEAN” do UNDP quản lý triển khai cần tuyển đơn vị tư vấn trong nước thực hiện các hoạt động sau: Nhóm nhiệm vụ 1: Tuyển đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhóm hoạt động Hoạt động 1: Tiến hành đánh giá thí điểm sử dụng Bộ chỉ số đánh giá doanh nghiệp kinh doanh liêm chính – VBII Hoạt động 2: Hoàn thiện Bộ chỉ số đánh giá doanh nghiệp kinh doanh liêm chính – VBII Hoạt động 3 (3.5.2): Phát triển nội dung, ý tưởng đầu vào để số hóa VBII Hoạt động 5: Đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp về áp dụng VBII Xem chi tiết Điều khoản tham chiếu tại đây. Nhóm nhiệm vụ 2: Tuyển đơn vị tư vấn kỹ thuật phát triển phần mềm Hoạt động 3 (3.5.1): Phát triển phần mềm số hóa VBII Xem chi tiết Điều khoản tham chiếu tại đây. Đơn vị tư vấn quan tâm gửi nộp đề xuất bao gồm kỹ thuật và tài chính qua email: xuandtb@vcci.com.vn sớm nhất có thể (không muộn hơn 17 giờ ngày 12/2/2021). Đề xuất có thể được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.   Ghi chú: Đề xuất có thể chuẩn bị bằng power point hoặc word tùy lựa chọn (đề xuất được chuẩn bị khoa học, logic sẽ có lợi thế). Bản đề xuất gồm thư bày tỏ tham gia, phần đề xuất kỹ thuật, chính, hồ sơ năng lực, CV của nhóm chuyên gia tham gia dự án.  

09.02.2022
737 Lượt xem
Cẩm nang về kinh doanh liêm chính dành cho doanh…

Trong những năm gần đây, vấn đề liêm chính trong kinh doanh đã được đặt lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự khu vực công và tư. Với các vụ bê bối của chính phủ và doanh nghiệp xảy ra ở khắp nơi, không có gì ngạc nhiên khi công chúng đang đưa vấn đề này trở lại. Nạn tham nhũng và gian lận khiến công quỹ bị sử dụng sai mục đích, không đúng với đối tượng được hỗ trợ. Thực tế là các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), là một loạt các chỉ tiêu được chính phủ các quốc gia và xã hội công nhận rộng rãi nhằm đạt được vào năm 2030, sẽ khó có thể hiện thực hóa nếu không đạt được SDG 16.5 – về “giảm đáng kể tham nhũng và hối lộ dưới mọi hình thức”. Một ưu tiên quan trọng khác của các SDG là việc làm cho thanh niên và đặc biệt là việc làm thỏa đáng cho thanh niên, theo đó phụ nữ và nam giới trẻ được tiếp cận với việc làm hiệu quả, thỏa đáng, mọi người đều hưởng lợi và tương lai của chúng ta sẽ trở nên thịnh vượng hơn. Để đạt được điều này, điều quan trọng đối với các doanh nhân trẻ khi thành lập doanh nghiệp lần đầu là cần tạo dựng sự khởi đầu đúng đắn. Cuốn cẩm nang liêm chính trong kinh doanh là kết quả của nỗ lực chung to lớn và được xem là một phần trong chương trình đào tạo do UNDP tổ chức cho Dự án Youth Co:Lab, cộng đồng các doanh nhân xã hội của chúng tôi ở các nước ASEAN, Cẩm nang là một ví dụ về “hành động tập thể” – một khái niệm trong cuộc chiến chống tham nhũng mà bạn có thể đọc thêm trong Cẩm nang và xem tại đây.

20.01.2022
806 Lượt xem
Tăng cường thực hành đạo đức kinh doanh và liêm…

Những năm gần đây, hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTAs) được đàm phán và ký kết, cánh cửa hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ hơn về tính minh bạch và đạo đức kinh doanh. Thực tế cho thấy việc doanh nghiệp chủ động đề cao tính liêm chính trong kinh doanh đã nhận được sự quan tâm mạnh mẽ và đánh giá cao từ các nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng và đối tác kinh doanh…đặc biệt có lợi thế khi thâm nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngày 26/11 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), UNDP Việt Nam phối hợp  với Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đồng tổ chức khóa đào tạo trực tuyến “Hướng dẫn thực hành kinh doanh đạo đức và ứng xử nghề nghiệp”. Theo Bà Đinh Thị Bích Xuân, Phó Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững,VCCI, khóa đào tạo là một hoạt động trọng tâm được tổ chức nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp về thực hiện liêm chính trong kinh doanh giúp giảm thiểu gian lận, quản lý rủi ro và quản trị doanh nghiệp tốt. Tại chương trình, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch VITAS, đại diện phía đồng tổ chức đã có bài phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp để góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch. Thông qua khóa đào tạo, doanh nghiệp được trang bị các kiến thức cơ bản về quản trị rủi ro và cách thức tiếp cận phù hợp bộ quy tắc ứng xử trong ngành may mặc. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể từng bước áp dụng hiệu quả bộ quy tắc ứng xử để giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức trong giao dịch kinh doanh. Chương trình đào tạo do các chuyên gia giàu kinh nghiệm của PWC Việt Nam thực hiện và đã thu hút sự tham gia tích cực và thảo luận sôi nổi của 70 đại biểu gồm đại diện Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, đại diện UNDP, đại diện VCCI, lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành dệt may, quản lý cấp trung chuyên trách pháp chế, nhân sự, kiểm soát rủi ro/kiểm soát nội bộ, kế toán- tài chính…  

07.12.2021
853 Lượt xem