Bộ công cụ

Hướng dẫn  doanh nghiệp tiếp cận cách thức phòng ngừa tham nhũng trong kinh doanh

Luật Chống hối lộ của Vương quốc Anh, 2010
  • Luật cũng thể hiện chính sách xử lý nghiêm khắc và toàn diện đối với các hành vi hối lộ nói chung và hối lộ trong kinh doanh nói riêng (tăng mức phạt tù cao nhất lên 10 năm so với 7 năm theo Luật cũ).
  • Pháp luật Anh quy định bốn loại hành vi: (1) đưa hối lộ, (2) nhận hối lộ, (3) đưa hối lộ cho công chức nước ngoài để đạt được hoặc duy trì công việc hoặc một lợi ích trong hoạt động kinh doanh, (4) không ngăn ngừa hối lộ của tổ chức thương mại. 
  • Năm 2011, Bộ Tư pháp Anh đã ban hành Hướng dẫn về những thủ tục (biện pháp) mà các tổ chức thương mại liên quan có thể áp dụng để ngăn ngừa hối lộ, trong đó đưa ra các nguyên tắc bắt buộc các tổ chức thương mại phải áp dụng:
    • Phải có các thủ tục (biện pháp) để phòng chống tham nhũng;
    • Lãnh đạo cấp cao phải cam kết ngăn chặn hối lộ;
    • Định kỳ phải đánh giá nguy cơ và mức độ rủi ro hối lộ;
    • Áp dụng các biện pháp để giảm thiểu các rủi ro đã xác định;
    • Thực hiện truyền thông (gồm cả tập huấn) trong toàn bộ tổ chức để áp dụng và quán triệt ngăn chặn hối lộ;
    • Thực hiện việc kiểm soát và giám sát để ngăn chặn và kịp điều chỉnh chính sách khi cần thiết.

Chi tiết về Luật Chống hối lộ của Vương quốc Anh xem tại đây.

Đạo luật chống tham nhũng FCPA (Hoa Kỳ)
  • Đạo luật này được thông qua vào năm 1977, nghiêm cấm các hành vi hối lộ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài. Đến năm 1998, FCPA được bổ sung nhằm chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp và nhà quản lý nước ngoài hoạt động kinh doanh trên đất Hoa Kỳ. Như vậy Đạo luật này được áp dụng cả trong và ngoài nước Mỹ với bất kỳ doanh nghiệp nào làm ăn với đối tác Mỹ.
  • Các điều khoản của FCPA bao gồm hai mảng chính: Chống tham nhũng và thực hiện minh bạch sổ sách giấy tờ. Theo đó FCPA yêu cầu phải thiết lập và vận hành một hệ thống kế toán trong đó kiểm soát chặt chẽ và ghi nhận lại mọi khoản thu chi của doanh nghiệp.
  • Đạo luật chưa có sự phân biệt giữa hành vi “hối lộ” và việc thực hiện các khoản “tiếp khách”, được cho là hợp pháp nếu không vi phạm vào các điều luật của đất nước đó.
  • Các doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt đến 2 triệu Đô la Mỹ, còn các cá nhân thì mức phạt lên đến 100,000 đô la Mỹ và có thể phải chịu án tù.
  • Hành vi hối lộ được quy định bao gồm cả việc chào mời, gợi ý, hứa hẹn sẽ hối lộ chứ không nhất thiết phải có hành động đưa tiền và cũng không chỉ giới hạn ở tiền mặt. FCPA quy định bất kể thứ gì có giá trị mà bị dùng vào việc lót tay cho quan chức nước ngoài, nhằm giành lợi thế không thỏa đáng thì đều là bất hợp pháp. Quan trọng là dụng ý chứ không phải số lượng.

Tham khảo về Đạo luật chống tham nhũng FCPA xem tại đây.

Công ước của Liên hợp quốc về Chống Tham nhũng (UNCAC 2005)
  • Để chống lại tham nhũng, công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các vấn đề chính bao gồm:
    • Công tác phòng chống
    • Hình sự hóa tội phạm tham nhũng
    • Thu hồi tài sản bị thất thoát
    • Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật.
  • Điều 5 đến điều 14 của Công ước quy định các biện pháp phòng chống tham nhũng bao gồm:
    • Quy ước về chuẩn mực hành xử của cán bộ, viên chức nhà nước;
    • Các biện pháp bảo đảm sự độc lập của ngành Tư pháp, tiêu chí tuyển chọn cán bộ, viên chức và đấu thầu công khai các dự án, công trình;
    • Thúc đẩy tính minh bạch và truy cứu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính công và khu vực tư nhân;
    • Mở rộng sự tham gia của các tầng lớp dân chúng trong xã hội dân sự

Tham khảo về UNCAC 2005, xem tại đây.

Bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp về phòng, chống tham nhũng
  • Ngăn cấm hành vi hối lộ.
  • Quy định việc xây dựng các chương trình để ngăn ngừa rủi ro tham nhũng trong doanh nghiệp.
  • Phạm vi tham nhũng gồm:
    • Những đóng góp từ thiện;
    • Quà tặng;
    • Phí bôi trơn;
    • Đóng góp cho các đảng phái chính trị.
  • Quy định thực thi:
    • Áp dụng trong các giao dịch kinh doanh;
    • Có các chương trình truyền thông để quán triệt;
    • Vai trò của lãnh đạo;
    • Thực hiện lưu trữ và kiểm toán tài chính minh bạch;
    • Thực hiện trong các hoạt động nhân sự;
    • Giám sát và đánh giá;
    • Phát hiện và tố cáo;
    • Thực hiện đào tạo cho người làm, nhà thầu, nhà cung cấp.

Tham khảo về Bộ Quy tắc, xem tại đây